SUY NGHĨ NHIỀU CÓ LÀM BẠC TÓC?

30/01/2020 09:01

Những bị cáo ngày xét xử hay những người tử tù tóc bạc trắng sau một đêm, hay những trường hợp mà chúng ta gọi là suy nghĩ nhiều bạc tóc mau già - khá phổ biến. Vấn đề này từng được tìm hiểu trước đây nhưng chưa có câu trả lời thật rõ ràng, nhưng mới đây những kết quả từ những nghiên cứu mới đã làm sáng tỏ vấn đề này. Stress có làm bạc tóc? Và tác động của stress lên màu tóc là như thế nào? 

Các nhà khoa học đã tìm ra tại sao stress (căng thẳng) có thể làm bạc tóc, và có cách để chống lại bạc tóc mà không cần phải nhuộm.

Các thí nghiệm trên chuột, các tế bào gốc điều khiển màu tóc và da bị phá hủy sau những stress nặng.

Một thí nghiệm tình cờ cho thấy lông chuột chuyển sang trắng hoàn toàn trong vài tuần.

Các nhà khoa học Mỹ và Brazil nói đây là hướng nghiên cứu có giá trị, xa hơn là phát triển các loại thuốc chống lại tình trạng rụng tóc do lão hóa.

Tóc đàn ông và phụ nữ có thể bạc bắt đầu từ lúc giữa tuổi ba mươi, cách tốt nhất để biết khi nào tóc bạc thì hãy nhìn vào thời điểm cha mẹ mình bắt đầu bạc tóc.

 Có thể biết chúng ta khi nào bắt đầu bạc tóc qua việc nhìn vào thời điểm cha mẹ mình bắt đầu bạc tóc

Mặc dù hầu hết tình trạng này là do quá trình lão hóa tự nhiên và do di truyền, nhưng stress cũng đóng một vai trò trong đó.

Nhưng các nhà khoa học đã từng không biết một cách chính xác là stress ảnh hưởng thế nào đến tóc.

Các nhà nghiên cứu từ đại học Sao Paulo và Harvard, tin rằng các ảnh hưởng này liên quan đến các tế bào biểu bì tạo sắc tố - thành phần sản xuất ra melanin và giữ trách nhiệm tạo ra màu tóc và da.

Trong quá trình thí nghiệm trên chuột, thì các thất bại vô tình lại cho họ những kết quả.

“Chúng ta bây giờ biết chắc rằng stress chịu trách nhiệm cho tình huống đặc biệt này làm thay đổi da và tóc, và cách chúng tác động như thế nào”, tác giả nghiên cứu, GS Ya-Cieh Hsu đại học Harvard.

SỰ PHÁ HỦY VĨNH VIỄN

Các nhà khoa học gây đau đớn cho những con chuột thí nghiệm, việc này giải phóng ra adrenalinecortisol, làm cho tim chúng tập nhanh hơn và huyết áp tăng cao, tác động đến hệ thống lo lắng và gây ra stress cấp tính.

Sau đó tiến trình này đẩy nhanh quá trình làm cạn kiệt các tế bào gốc sản sinh ra melanin ở các nang tóc.

“Chúng tôi chờ đợi kết quả stress tác động tiêu cực đến cơ thể” – GS Hsu

“Nhưng ảnh hưởng tiêu cực của stress mà chúng tôi phát hiện ra nằm ngoài những gì chúng tôi tưởng tượng”

“Chỉ sau một vài ngày, toàn bộ các tế bào gốc tái tạo sắc tố biến mất.

Một khi các tế bào này mất đi, bạn không còn khả năng tái tạo lại sắc tố nữa – sự phá hủy này là vĩnh viễn.”

Con chuột phía dưới với bộ lông bạc sau thí nghiệm gây đau làm stress cấp tính khi so sánh với con chuột có bộ lông bình thường.

Trong một thí nghiệm khác, các nhà khoa học tìm thấy họ có thể ngăn những tác động này bằng cách hạ huyết áp những con chuột này bằng thuốc điều trị huyết áp.

Và việc so sánh gen những con chuột bị gây đau với những con chuột khác, họ có thể xác định được các protein liên quan đến sự phá hủy các tế bào gốc do stress.

Khi protein CDK (cyclin-dependent kinase) bị phong tỏa, chúng ta có thể điều trị chống lại sự bạc lông tóc ở những con chuột này.

“Phát hiện này chưa điều trị được tình trạng bạc tóc” GS Hsu nói với BBC.

“Những nghiên cứu của chúng tôi, trên chuột, mới chỉ là sự bắt đầu của một hành trình dài tìm kiếm những sự can thiệp từ con người.

“Các phát hiện cho chúng ta những ý tưởng về stress ảnh hưởng nhiều mặt đến cơ thể con người như thế nào”.

https://www.bbc.com/news/health-51208972?fbclid=IwAR2DE64ojbq9K5W6vXRQjFIfINJ9rDQLHNIYwod_8lHBpEYR-Sj8bcrnDxE

Bs Lê Duy lược dịch.

Thứ hai - Thứ sáu: 17:00 - 20:00. Thứ bảy: 8:00 - 17:00 Chủ nhật nghỉ
chat facebook