RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ (AUTISM SPECTRUM DISORDER)

11/05/2022 14:19

Tự kỷ là sự rối loạn phát triển tâm thần của não bộ. Bệnh lý tác động đến hành vi, các kĩ năng giao tiếp và xã hội của người bệnh. Những biêu hiện tự kỷ thường xuất hiện khi bệnh nhân còn nhỏ. Mức độ tự kỷ rất đa dạng, có nhiều mức độ khác nhau. Do đó, các bác sĩ thường gọi tự kỷ là Rối loạn phổ Tự kỷ (ASD). Những người tự kỷ có triệu chứng nhẹ có thể được xem là “chức năng cao” (high – functioning).

Hội chứng Asperger (AS) là dạng phổ biến nhất của ASD. Đó là dạng tự kỷ “chức năng cao”. Điển hình, người mắc AS có trí thông minh IQ từ bình thường đến cao. Họ thường có một số kĩ năng và sở thích đặc biệt. Sự phát triển ngôn ngữ của họ có thể bình thường. Tuy nhiên, những người mắc AS thường gặp vấn đề khi thường dùng ngôn ngữ không phù hợp trong giao tiếp xã hội. Họ thường gặp khó khăn với giao tiếp phi ngôn ngữ, như hạn chế trong việc giao tiếp bằng mắt, đọc các biểu cảm gương mặt người khác, cũng như sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp.

Những kĩ năng giao tiếp xã hội cơ bản của họ như phát triển các mối quan hệ, và thích nghi với những sự thay đổi cũng có thể bị ảnh hưởng. Những người mắc AS có thể học tập những kĩ năng này thông qua các liệu pháp giao tiếp và hành vi.

 

TRIỆU CHỨNG TỰ KỶ

Người mắc chứng tự kỷ có thể có hàng loạt triệu chứng. Một số triệu chứng phổ biến, một số triệu chứng khác tuỳ thuộc vào mức độ nặng của bệnh lý. Trẻ em có thể:

  • Tránh chạm vào cơ thể và nhìn vào mắt.
  • Không phản ứng với các tiếng gọi hoặc tiếng động khác.
  • Không phản ứng khi người khác gọi tên trẻ.
  • Không nói.
  • Không hiểu các cử chỉ bằng tay hoặc ngôn ngữ cơ thể.
  • Lắc lư đầu, hoặc xoay tròn, tự đập đầu
  • Nhìn chằm chằm vào một vật, ví dụ như bánh xe ô tô đồ chơi
  • Cứng nhắc đối với một số chủ đề và sự việc/ sự vật.
  • Không biết đóng vai khi chơi trò chơi, không biết kiểu giả vờ.
  • Hay quan tâm đến trật tự, thói quen hoặc nghi thức và trở nên khó chịu nếu nó bị thay đổi hoặc xáo trộn
  • Gương mặt ít biểu hiện cảm xúc và chỉ có một tông giọng
  • Không biết nhận diện và sợ nguy hiểm, vô tình gây ra thương tích.
ADFADFADFADFA
Trẻ tự kỷ thường nhìn chằm chằm vào đồ vật, định hình một cách chơi đồ chơi, như xếp thành hàng thẳng, không thích sáng tạo cách chơi mới

Khoảng 20% trẻ tự kỷ phát triển bình thường trong 1 -2 năm đầu đời. Sau đó, trẻ trở nên suy thoái, mất đi một số kĩ năng trước đây, ví dụng như khả năng nói.

Mặt khác, một số trẻ tự kỷ đạt được một số kĩ năng đặc biệt. Ví dụ như trẻ có thể làm các bài toán phức tạp trong đầu mình. Nhưng những trường hợp này không nhiều.

 

NGUYÊN NHÂN CỦA TỰ KỶ LÀ GÌ?

Nguyên nhân của tự kỷ vẫn chưa được khẳng định. Một số nghiên cứu gợi ý rằng do yếu tố gene (di truyền trong gia đình). Một số vấn đề sức khoẻ cũng như môi trường sống của trẻ cũng đóng vai trò gây ra bệnh lý. Những trẻ có bố mẹ lớn tuổi tăng nguy cơ mắc tự kỷ. Bé trai tự kỷ nhiều hơn bé gái. Nhiều trường hợp, không tìm được nguyên nhân gây tự kỷ của trẻ. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về bệnh tự kỷ cũng như nguyên nhân của nó.

Vắc-xin không gây ra tự kỷ. Như vắc-xin sởi, quai bị, hay rubella. Vắc-xin đóng vai trò quan trọng với sức khoẻ trẻ em. Nếu bạn băn khoăn về sự an toàn của vắc-xin, hãy hỏi bác sĩ của bạn.

 

CHẨN ĐOÁN TỰ KỶ THẾ NÀO?

Hiện nay không có xét nghiệm để phát hiện tự kỷ. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu con bạn biểu hiện bất thường so với những trẻ khác cùng tuổi. Nếu bác sĩ nghi ngờ tự kỷ, họ sẽ đề nghị đến gặp nhà BS tâm thần nhi khoa hoặc chuyên gia trong lĩnh vực này. Chuyên gia sẽ xem xét các biểu hiện của trẻ có phải tự kỷ hay không.

Một số trẻ tự kỷ cũng có vấn đề chậm phát triển tâm thần. Khả năng chức năng trí tuệ dưới mức trung bình. Điều này gây khó khăn trong chẩn đoán tự kỷ. Trẻ tự kỷ không trả lời câu hỏi như những trẻ bình thường khác. Một chuyên gia sẽ giúp trẻ thực hiện các test chuyên biệt trong trường hợp này.

 

CÓ THỂ DỰ PHÒNG VÀ PHÒNG TRÁNH TỰ KỶ?

Hiện nay nhiều trẻ được chẩn đoán tự kỷ, điều này không hẳn là do nhiều trẻ bị bệnh tự kỷ hơn, mà là có thể phụ huynh, bác sĩ, giáo viên đã có nhận thức tốt hơn để phát hiện các biểu hiện của tự kỷ.

 

ĐIỀU TRỊ TỰ KỶ

Tự kỷ không tự khỏi khi trẻ lớn lên nếu không điều trị. Tự kỷ không điều trị được chỉ với bằng thuốc. Thuốc giúp kiểm soát một số triệu chứng, như kích động và mất ngủ. Các nhà nghiên cứu thấy rằng những trẻ đạt được sự tiến bộ khi can thiệp trị liệu tích cực về hành vi và ngôn ngữ. Việc trị liệu giúp nhiều triệu chứng được cải thiện khi trẻ lớn hơn. Hãy thảo luận với bác sĩ về các lựa chọn điều trị tốt nhất cho con bạn.

 

SỐNG CHUNG VỚI TỰ KỶ

Người mắc tự kỷ có thể sống một cuộc sống khoẻ mạnh bình thường. Họ có thể quan sát và phản ứng trước những sự việc nhiều cách khác nhau. Họ có thể tốn thời gian hơn để có thể chú ý vấn đề. Là cha mẹ, bạn có thể tìm ra những cách để dạy và kết nối với con mình. Làm việc với các bác sĩ, chuyên gia giúp cải thiện lối sống của con bạn. Việc này cũng có nghĩa là tạo thành những thói quen, sở thích tốt hơn giúp trẻ cảm thấy an toàn và thư giãn. Quan trọng là phải can thiệp khi trẻ còn nhỏ. Điều này giúp trẻ ứng phó tốt hơn trong quá trình trưởng thành.

Thảo luận với bác sĩ về việc tư vấn hoặc các nhóm hỗ trợ. Nó có thể giúp bạn, con bạn và cả gia đình.

 

HÃY HỎI BÁC SĨ CỦA BẠN

  • Con tôi bị tự kỷ. Liệu tôi có thể sanh thêm em bé?
  • Cách nào để tôi giúp con tôi phát triển ngôn ngữ?
  • Thật khó khăn khi mà gần gũi con, con lại không nhìn và không trả lời tôi. Có nhóm hỗ trợ nào tôi có thể tham gia không?
  • Cách tốt nhất để tương tác với con tôi là gì?
  • Con tôi khó ngủ, tôi có thể làm gì để cải thiện tình trạng này?
  • Con tôi có thể đi học bình thường chứ?
  • Có tài liệu gì giúp ích cho gia đình, bạn bè, thầy cô và những người khác đang chăm sóc con tôi?
  • Đôi khi con tôi có hành vi bạo lực, tôi phải làm sao?

Nguồn: https://familydoctor.org/condition/autism/

Người dịch: BS. Lê Duy

win79.app

Thứ hai - Thứ sáu: 17:00 - 20:00. Thứ bảy: 8:00 - 17:00 Chủ nhật nghỉ
chat facebook