TÂM LÝ TRỊ LIỆU LÀ MỘT LOẠI “THUỐC SINH HỌC”

27/12/2019 11:24

Khoa học thần kinh đã làm chúng ta sửng sốt khi chỉ ra rằng tâm lý trị liệu không chỉ có bản chất sinh học thuần túy mà còn là phương pháp sinh học thật sự duy nhất. Tâm lý trị liệu diễn giải cách não bộ con người phát triển, trưởng thành và hoạt động. TLTL cũng vận động và tuân theo các quy luật di truyền, tiến hóa và thích nghi của con người. Nó đặc biệt chữa lành các đáp ứng sai của não bộ một cách chính xác ngay tại vị trí xuất phát các đáp ứng sai đó. TLTL vô hiệu hóa các “bản đồ thần kinh” đáp ứng sai ở não và nuôi dưỡng, xây dựng những đường dẫn truyền thần kinh mới. Giải thích như sau,

Hoạt động não bộ hoàn toàn là sinh học. Khi chúng ta trải nghiệm hoặc ghi nhớ một điều gì đó, não bộ sẽ hình thành một “bản đồ thần kinh” bao gồm một mạng lưới hàng tỷ tế bào thần kinh kết nối với nhau. Các “bản đồ thần kinh” này lại kết nối tiếp với nhau trở nên rộng khắp và lan tỏa trong toàn bộ cấu trúc của vỏ não. Hoạt động cấp cao của mạng lưới “bản đồ thần kinh” này chính là ý thức của con người. Có thể tưởng tượng hoạt động của ý thức giống như một nhà hát, một “nhà hát sống”, mà ở đó là một thế giới với đầy đủ các nhân vật liên quan với nhau bằng cảm xúc cũng như cốt truyện, tình tiết, thiết kế và bối cảnh.

Khi chúng ta học/ trải nghiệm một điều mới não bộ sẽ hình thành một bản đồ thần kinh (hình có tính chất minh họa)

Khi môi trường cho ta một kích thích, ta đáp ứng lại với kích thích đó, não bộ cũng đồng thời hình thành một bản đồ cảm xúc về trải nghiệm đó ở vỏ não. Điều này thể hiện từ rất sớm. Khi một em bé bị giật mình đột ngột bởi tiếng động lớn, tay chân nó sẽ đập đập, tim sẽ bơm adenaline và bé khóc ré lên. Vâng, khóc ré lên. Cái “giật mình” này vẽ nên một bản đồ “chiến đấu hoặc là bỏ chạy” – một cơ chế sinh học báo động và phản ứng khẩn cấp có nguồn gốc xa xưa của con người để sinh tồn trước các tình huống nguy hiểm cấp bách – một bản đồ căng thẳng được vẽ nên bằng chất liệu serotonin và cortisol – những hóa chất thần kinh. Sau đó bà mẹ sẽ chạy đến ôm lấy đứa bé, đứa bé cảm thấy cảm giác an toàn quay trở lại, làm vẽ nên một bản đồ an toàn êm dịu với chất liệu oxytocin. Những bản đồ này được vẽ liên tục theo hai bước như vậy, thông qua những trải nghiệm trong suốt cuộc đời của chúng ta.

Hai bước cơ bản này là cơ sở cho một sự việc/ sự kiện trong đời được chúng ta ghi nhớ. Một bức vẽ được đính kèm sự yêu thương và những cảm xúc tích cực sẽ thúc đẩy tình yêu và phản ánh cảm xúc chính xác. Một bức vẽ từ những sang chấn tâm lý có thể tạo nên một câu chuyện tăm tối và xuất hiện những triệu chứng tâm thần. Vấn đề này có thể làm ảnh hưởng đến cảm nhận của trẻ, cảm nhận về giá trị của bản thân trẻ và người khác. Nó làm cho mối quan hệ với người khác trở nên mất lòng tin, mất cảm xúc và trở nên giận dữ.

Những tính cách cá nhân trong gen của mỗi chúng ta quyết định loại bệnh tâm thần mà ta mắc, có thể là trầm cảm, lo âu, ám ảnh, sợ, tăng động, cưỡng chế hoặc loạn thần. Sự chia ly và bị lạm dụng ở một người có thể tạo ra trầm cảm, nhưng cũng cùng tác nhân đó trên một người khác có thể hình thành trạng thái ám ảnh. Tính cách của một người trong gen di truyền là một thành phần hình thành nên bệnh tâm thần.

SỬA CHỮA LẠI NÃO BỘ

TLTL là một quá trình sinh học đặc biệt sửa chữa những tổn thương của não thông qua vai trò của ý thức. Để giải thích cho dễ hiểu chúng tôi lập bản đồ những trải nghiệm và tác động đến não bộ như thế nào, tôi lấy việc học guitar làm một ví dụ - một ví dụ đơn giản về cách mà hệ thần kinh cơ học tập.

Ví dụ khi bạn học bấm một gam Si trưởng 7 (B7). Việc này đòi hỏi não bộ phải tập trung toàn bộ sự chú ý để các ngón tay có thể hoạt động riêng rẽ bấm lên các vị trí dây khác nhau một cách chính xác. Lần đầu tiên bấm thử, bạn sẽ không làm được. Bạn phải đặt từ từ các ngón tay một cách chậm chạp lên các phím đúng. Các cơ tay của bạn như thể là không thể vươn tới phím đó chứ đừng nói đến việc bấm dây, và tạo ra âm thanh.Nó khá đau. Ban đầu sẽ cần vài giây để đặt tay vào những vị trí chính xác. Mỗi ngón tay sẽ đặt ở một vị trí riêng.

Khi học chơi một hợp âm mới, não bộ sẽ thiết lập nên một bản đồ thần kinh mới tương ứng

Nếu bạn tiếp tục tập chơi hợp âm B7 này thì từ từ sẽ thấy dễ hơn. Sau khi ngủ một đêm dậy bạn chơi lại và cảm thấy vẫn vụng về. Lúc này bạn vẫn cần phải tập trung toàn bộ ý thức chú ý để giữ các ngón tay bấm cho chính xác. Tiếng đàn phát ra nghe đã khá hơn. Nhưng bạn đánh vẫn còn chậm. Lúc này, bạn vẫn chưa sử dụng được hợp âm này. Sau ba ngày luyện tập, cuối cùng bạn cũng đã chơi được hợp âm. Các ngón tay của bạn không còn đau nữa, các ngón cũng đã phối hợp với nhau tốt hơn. Giờ tay bạn chơi đàn như một thể thống nhất mà không cần phải quá nhiều nỗ lực về mặt ý thức. Khi bạn thành thạo được hợp âm B7 thì não bộ của bạn cũng đã thiết lập xong một bản đồ B7 về thần kinh cơ.

Giả sử bạn đã chơi một hợp âm sai từ lâu và giờ muốn sửa lại. Để làm được điều này, đầu tiên bạn phải nổ lực từ bỏ cách bấm cũ. Một lần nữa bạn phải tập trung dùng hết ý thức của mình để giữ những ngón tay và bàn tay của mình ở vị trí khác đúng hơn. Nó lại làm bạn đau, chậm chạp, vụng về, bất lực và thất vọng giống y như lần đầu bạn tập chơi hợp âm này, nhưng không phải tất cả đều tệ. Điều này yêu cầu bạn phải thiết lập một bản đồ B7 mới và khác hơn trong vỏ não. Một khi được thành lập thì bản đồ mới lúc được sử dụng, bạn sẽ lại chơi được một cách tự động. Quá trình thay đổi của não là bắt đầu vô hiệu hóa bản đồ B7 cũ, tạo dựng bản đồ B7 mới và để bản đồ B7 mới hoạt động.

Ví dụ đơn giản trên minh họa hệ thần kinh cơ học tập và thay đổi như thế nào. Tuy nhiên vai trò của ý thức trong phạm trù cảm xúc, sự thay đổi và phát triển của nó phức tạp hơn nhiều. Bởi nó phải thông qua thể hạnh nhân và hệ viền; những sự thay đổi phải thông qua cảm xúc. Quá trình thay đổi này được gọi là “tiếc thương”.

Khơi lại những sang chấn để tiếc thương là một phần của quá trình trị liệu

Trong cuộc TLTL, với sự tin tưởng dành cho nhà trị liệu, bệnh nhân bộc lộ những nỗi tiếc thương từ những nổi đau trong cuộc đời mình. Bệnh nhân than khóc cho những chia ly, những sự lạm dụng đã xảy ra trong đời và phải đối mặt với những cảm xúc đó một lần nữa – bằng một cách khác để nhằm vô hiệu hóa những cảm xúc tiêu cực đã được đính kèm theo bản đồ não bộ về sự việc ấy.

Tác giả Elisabeth Kübler-Ross đã mô tả chính xác 5 giai đoạn mà một người phải trải qua khi bỏ lại những đau thương để chấp nhận và sống một giai đoạn mới. Trong đó phải trải qua sự thử thách và chối bỏ - sẵn sàng mở lòng ra và cảm nhận nổi đau thêm một lần nữa. Sau đó họ sẽ cảm thấy giận dữ về nguyên nhân thật sự của sự lạm dụng, và cảm thấy buồn vì những bí mật đã bị phơi bày hoặc là cảm thấy nỗi đau dần tan rã; cuối cùng là chấp nhận không thể sống trong những đau thương cũ thêm nữa. Sang chấn phải được khơi dậy, để tiếc thương để chuyển thành một cái mới tốt hơn, tích cực hơn. Sang chấn là cái khó khăn nhất khi khơi lại để tiếc thương.

Những bức tranh cũ là nơi chứa đựng những đau thương và các biểu hiện tâm thần đã được vẽ nên bằng sang chấn, những bản đồ thần kinh này được thiếp lập với chất liệu serotonin và cortisol, bằng hệ viền – liên quan đến những trải nghiệm cảm xúc. Các chấp trước đau thương cần được gợi lên để tiếc thương để làm mất đi sức mạnh của nó, sau đó sẽ đưa nó vào quên lãng. Cùng với sự dẫn dắt của nhà trị liệu, một nơi mà bạn cảm thấy an tâm, người ta từ từ giải thể những nổi đau, vô hiệu hóa nó và cuối cùng để cho nổi đau được an nghỉ, bản đồ thần kinh về sự kiện sẽ ngưng hoạt động; các triệu chứng tâm thần, các nổi đâu vì thế cũng biến mất.

Các cảm xúc tiêu cực, đau khổ của bệnh nhân sẽ được thay đổi bằng những cảm xúc tích cực hơn

Trong tiến trình trị liệu, bệnh nhân sẽ vẽ ra và sống trong một cuộc sống mới với niềm tin, những cảm xúc tích cực hơn – những điều này sẽ được lưu giữ trong bức tranh mới. Chất liệu đau buồn serotonin được vẽ lại bằng oxytocin – một màu của hạnh phúc. Quá trình tiếc thương của TLTL diễn ra ngay chính căn nguyên hình thành nỗi đau đó.   

Bs Lê Duy lược dịch

Psychotherapy = tâm lý trị liệu, liệu pháp tâm lý, tâm lý lâm sàng

Amygdala = thể hạnh nhân/ The limbic = hệ viện : hai cấu trúc của não bộ liên quan đến cảm xúc

Mourning = thương tiếc.

Trauma = sang chấn

nguồn : https://www.medscape.com/viewarticle/893720?src=soc_fb_191228_mscpedt_news_psych_psychotherapy&faf=1#vp_2

Liên hệ với Ths Nguyễn Bảo Ân để được tư vấn, tham vấn trị liệu về tâm lý 

Số điện thoại 0941986885

mailnicolausphan@gmail.com

Thứ hai - Thứ sáu: 17:00 - 20:00. Thứ bảy: 8:00 - 17:00 Chủ nhật nghỉ
chat facebook