Dịch vụ
Giới thiệu chung
PHÒNG KHÁM CHỐNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ VÀ STRESS TP.HCM
NGƯỜI NHẠY CẢM (HSP) - Một số đặc điểm tâm lý
31/10/2020 18:48
Có khoảng 20% dân số là người HSP. Khoảng 50% sự khác biệt giữa HSP với người thường là do gene quy định.
Người HSP thường có khả năng cảm thụ rất tốt, quan tâm đến thời trang, có gu thẩm mỹ, có thế giới nội tâm phong phú, suy nghĩ sâu sắc, từ bé có thể đã ưa thích sự tưởng tượng, hay độc thoại nội tâm và thường mơ mộng (cả cho đến khi trưởng thành). Người HSP có tính sáng tạo và sự tinh tế; ưa thích âm nhạc – nghệ thuật, đa phần là người hướng nội.
HSP có khả năng thấu cảm (empathy) rất tốt. Đây có lẽ là món quà tuyệt vời nhất dành cho HSP. Trong những xúc cảm cơ bản nhất của con người, thì đây là xúc cảm đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc hình thành các mối quan hệ với người khác. Khi thiết lập được một mối quan hệ, HSP thường trở thành tri kỉ. Trong tình yêu, mối quan hệ thường sẽ trắc trở khi đối tác không hiểu được những cảm nhận của HSP, và về nhu cầu đôi khi cần một khoảng không gian riêng.
Người HSP không chỉ nhạy cảm về mặt cảm xúc mà còn nhạy cảm về cảm giác. Tiếng ồn dễ làm người HSP khó chịu, dễ ngứa ngáy dù chỉ cần 1 sợi chỉ thừa từ quần áo, ngưỡng chịu đau thấp, nhạy cảm và phân biệt tốt với các mùi hương.
Thách thức của những người HSP chính là sự nhạy cảm của họ. Thường HSP khá vất vả để thích nghi trong hoàn cảnh mới, dễ bị cảm xúc của người khác ảnh hưởng và chi phối; hay suy nghĩ quá nhiều về cảm nhận của người khác, dễ bực bội – khó chịu với những điều không vừa ý, đôi khi chỉ là những tình huống nhỏ - và thông thường trong xã hội; hay bị quá tải cảm xúc, dễ mệt mỏi. Lo âu, đối mặt với những cảm xúc tiêu cực, quản lý cảm xúc và ứng phó với stress là những thách thức đối với những người HSP.
Cảm nhận của một người HSP có thể được so sánh giống như bạn đang cảm nhận một đồ vật bằng 50 ngón tay chứ không phải chỉ với 10 ngón tay.
BS Lê Duy tổng hợp từ các tạp chí Psychologytoday, Highlysensitiverefuge, Healthline, Forbes.
Bài viết cùng danh mục